TÀI LIỆU SINH HOẠT CHI ĐOÀN THÁNG 4/2021

Thứ Sáu, 02/04/2021

TÀI LIỆU SINH HOẠT CHI ĐOÀN THÁNG 4/2021

*Chi đoàn lựa chọn hình thức sinh hoạt phù hợp như ứng dụng công nghệ thông tin, sinh hoạt trực tuyến để báo cáo kết quả công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi tháng 3/2021, đánh giá những mặt ưu điểm và hạn chế trong tháng.

* Triển khai nhiệm vụ trong tháng 04/2021 với những nội dung:

- Tuyên truyền và tổ chức hoạt động hưởng ứng các Ngày lễ kỷ niệm của đất nước, dân tộc, của Đoàn, Hội, Đội.

- Tiếp tục, tuyên truyền  tốtcác chủ trương, đường lối, các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng và các chính sách pháp luật của Nhà nước, của tỉnh; tuyên truyền về tình hình biên giới, biển đảo Việt Nam; tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật… cho đoàn viên, thanh niên.

- Tăng cường tuyên truyền triển khai thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XI về “Tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” gắn với tuyên truyền kỷ niệm 131 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh; tuyên truyền, nhân rộng, biểu dương các gương tập thể, cá nhân điển hình, các mô hình hay trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh của tuổi trẻ tỉnh nhà; Hướng dẫn về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 01-CT/TWĐTN của Ban Thường vụ Trung ương Đoàn về việc “Tăng cường rèn luyện, tác phong, thực hiện lề lối công tác của cán bộ Đoàn”. Đẩy mạnh và duy trì đều đặn chuyên mục “mỗi ngày một tin tốt, mỗi tuần một câu chuyện đẹp” trên Website hoặc Fanpage của đơn vị.

- Tuyên truyền về phòng, chống đại dịch Covid -19: Những tác động, hệ hụy và giải pháp ứng phó.

+ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, cập nhật bảng thống kê số liệu khai báo y tế của địa phương trên các kênh thông tin của Đoàn. Vận động đoàn viên thanh niên, người thân và bà con nhân dân khai báo y tế bằng ứng dụng NCOVI.

+ Tuyên truyền, biểu dương tinh thần, ý thức trách nhiệm của các đoàn viên thanh niên, các đơn vị tổ chức các hoạt động tình nguyện như: cấp phát khẩu trang miễn phí tại các địa điểm công cộng; tham gia dọn vệ sinh các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh tại địa phương, các trường học, khu vực đông dân cư sinh sống; hỗ trợ cơ quan chức năng phun thuốc sát trùng, khử khuẩn, ... bảo đảm yêu cầu về phòng, chống dịch bệnh nhằm hạn chế tối đa sự lây lan.

+ Tuyên truyền, giáo dục đoàn viên thanh niên chủ động, tích cực thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và cộng đồng, với phương châm tự dự phòng là chính; đặc biệt là các biện pháp phòng ngừa chủ động vệ sinh cá nhân, nơi ở, gia đình, ăn chín uống sôi, tránh tiếp xúc với động vật hoang dã, nâng cao sức khỏe.

+ Chú trọng tuyên truyền các biện pháp phòng ngừa như hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người lạ, khi cần thiết tiếp xúc với người bệnh phải đeo khẩu trang y tế đúng cách và giữ khoảng cách khi tiếp xúc. Tập trung tuyên truyền, vận động những người có nguy cơ nhiễm dịch cao yên tâm, tin tưởng tự giác đến các cơ sở y tế khám, điều trị; tránh biểu hiện kỳ thị, xa lánh.

+Tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật như: Luật xuất cảnh, nhập cảnh của Công dân Việt Nam; Luật khám bệnh, chữa bệnh; Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm, các văn bản quy phạm pháp luật về cấm nhập khẩu, tiêu thụ động vật hoang dã... để cung cấp kiến thức cần thiết cho đoàn viên thanh niên nhằm góp phần hạn chế tối đa nguồn lây nhiễm trong cộng đồng.

+ Tuyên truyền đoàn viên thanh niên không tham gia các lễ hội, hạn chế tụ tập nơi đông người khi không cần thiết để tập trung (ưu tiên cao nhất) phòng, chống dịch bệnh.

+ Không được có hành vi phân biệt đối xử với người nước ngoài trong việc phòng chống dịch bệnh; phát hiện, đấu tranh kịp thời với những biểu hiện chủ quan, thờ ơ, vô cảm đối với sức khỏe, tính mạng của đoàn viên thanh niên; những đoàn viên thanh niên có hành vi lợi dụng dịch bệnh để trục lợi cá nhân; những hành vi che dấu thông tin hoặc tung tin không chính xác, gây tâm lý hoang mang trong cộng đồng...

+ Kịp thời đăng tải, tuyên truyền các thông tin chính thống, đảm bảo chính xác để đoàn viên thanh niên nắm bắt; khuyến nghị không đăng các tin bài sai sự thật gây hoang mang trong dư luận. Đấu tranh và xử lý nghiêm cán bộ Đoàn, đoàn viên thanh niên đăng tải các thông tin không chính xác, gây hoang mang dư luận.

- Tuyên truyền sâu rộng, tạo sự thống nhất về nhận thức, tư tưởng chính trị và hành động của cán bộ, đoàn viên thanh niên về Nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

 

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH

 

1. Lời Bác dạy

KHÔNG CÓ VIỆC GÌ KHÓ

Năm 1927, với tên gọi là Thầu Chín, Bác Hồ sống và hoạt động trong kiều bào Việt Nam ở Xiêm (Thái Lan) cho đến cuối năm 1929. Đây là một trong những thời gian Người sống lâu nhất với đồng bào, trước năm 1945.

Sau khi đặt chân đến Phi Chịt, Người nêu ý kiến đi ra U Đon để tìm gặp Việt kiều. Từ Phi Chịt đến U Đon phải đi bộ, băng rừng hàng tháng. Mỗi người đi đường đều gánh theo hai thùng sắt tây đựng quần áo, đồ dùng lặt vặt có nắp đậy để tránh mưa núi, vắt rừng. Thức ăn mang theo cũng là 10 kg gạo và một ống "cheo" (thịt gà hoặc sườn lợn băm nhỏ rang muối. Năm 1945 khi đi Côn Minh, Bác cũng mang theo một ống "cheo" nhưng đặt tên là muối Việt Minh).

Thầu Chín cùng một số anh em ra đi vào dịp mùa thu. Cây rừng đang rụng lá. Trời nắng to, đường đi đá sỏi gập ghềnh, mọi người đều mệt mỏi. Thấy Thầu Chín không quen gánh, có người muốn giúp đỡ, nhưng Thầu chín không chịu. Ít ngày sau, đôi chân của Thầu Chín đã sưng lên, rớm máu, tấy đỏ. Anh em lại yêu cầu Thầu Chín nhường gánh. Thầu Chín nói: "Thánh hiền đã dạy: Thiên hạ vô nan sự, nhân tâm tự bất kiên", ý nói là dưới trời này không có việc gì khó, chỉ sợ lòng người không kiên trì... cứ cố gắng, để thế vài hôm nữa sẽ quen đi... Quả nhiên mấy ngày sau nữa, bước chân Thầu Chín đã nhanh, đi gọn, đôi thùng đung đưa có vẻ đã nhẹ nhàng. Mấy tháng sau, có lần từ U Đon về đến Xa Vang đường dài hơn 70 km, Thầu Chín chỉ đi hết một ngày.

Hơn 20 năm sau, vào cuối mùa Đông năm 1950, trong một lần gặp gỡ anh em thanh niên xung phong làm đường ở Đèo Khế, Thái Nguyên, Bác Hồ đã đọc tặng bốn câu:

Không có việc gì khó

Chỉ sợ lòng không bền

Đào núi và lấp bể

Quyết chí ắt làm nên.

Bốn câu thơ ấy, tuy là mượn ý của "Thánh hiền" nhưng đã được kiểm nghiệm trong thực tế cuộc sống của Bác Hồ mấy chục năm trước đó...

          Nguồn: Một số lời dạy và mẩu chuyện về tấm gương đạo đức của
 Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia

2. Lời Bác dạy

 

          Lời Bác dạy thanh niên:

          “… thanh niên phải có đức, có tài. Có tài mà không có đức ví như một anh làm kinh tế tài chính rất giỏi nhưng lại đi đến thụt két thì chẳng những không làm được gì ích lợi cho xã hội, mà còn có hại cho xã hội nữa. Nếu có đức mà không có tài ví như ông Bụt không làm hại gì, nhưng cũng không lợi gì cho loài người”.

Nguồn: Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 11, trang 399.

“Thanh niên sẽ làm chủ nước nhà,

Phải học tập mãi, tiến bộ mãi, mới thật là thanh niên”

        Nguồn: Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 10, trang 216.        

Lời Bác dạy phụ nữ:

          “Ngay từ khi mới thành lập, Đảng ta đã nêu rõ chính sách nam nữ bình đẳng. Hiến pháp ta đã xác định chính sách đó. Trong mọi việc, Đảng và Chính phủ ta luôn luôn quan tâm giúp đỡ phụ nữ. Vậy chị em phụ nữ ta phải nhận rõ địa vị làm người chủ và nhiệm vụ người làm chủ nước nhà; phải có quyết tâm mới, đạo đức mới, tác phong mới để làm trọn nghĩa vụ mới của mình là gúp 38 phần xứng đáng vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội…”

Nguồn: Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 13, trang 60.

          Lời bác dạy người làm công tác dân vận:

“Dân vận là vận động tất cả lực lượng của mỗi một người dân không để sót một người dân nào, góp thành lực lượng toàn dân, để thực hành những công việc nên làm, những công việc Chính phủ và Đoàn thể đã giao cho… Lực lượng của dân rất to. Việc dân vận rất quan trọng. Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”

          “Những người phụ trách dân vận cần phải óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm”.

Nguồn: Bài viết “Dân vận” đăng trên Báo Sự thật số 120, ngày 15-10-1949.

 

THEO DÒNG LỊCH SỬ

- 10/3 (Âm lịch): Ngày Giỗ tổ Hùng Vương.

- 07/4/1907: Ngày sinh Tổng Bí thư Lê Duẩn.

- 21/4: Ngày sách Việt Nam.

- 23/4: Ngày sách và bản quyền thế giới.

- 25/4/1976: Ngày tổng tuyển cử bầu quốc hội chung của cả nước.

- 27/4/1998: Ngày mất của cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh.

- 30/4/1975: Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

- 01/5/1886: Ngày Quốc tế Lao động.

LỊCH SỬ NGÀY GIẢI PHÓNG MIỀN NAM THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC 30/4/1975

Mùa Xuân năm 1975, nhân dân Việt Nam ta đã ghi một chiến công vĩ đại nhất, hiển hách nhất trong lịch sử anh hùng của dân tộc: sau 55 ngày đêm tiến công thần tốc đã quét sạch toàn bộ chế độ thực dân kiểu mới của đế quốc Mỹ ở miền Nam, giải phóng miền Nam thân yêu, giành lại độc lập hoàn toàn cho đất nước.

Tháng Giêng năm 1973, Hiệp định Paris được ký kết. Mặc dầu đã bị thất bại nặng nề, đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai vẫn ngoan cố theo đuổi âm mưu áp đặt chủ nghĩa thực dân kiểu mới lên toàn bộ miền Nam nước ta. Chúng đã trắng trợn chà đạp hầu hết các điều khoản chủ yếu của Hiệp định, tiếp tục tiến hành cuộc chiến tranh thực dân kiểu mới trên quy môn lớn bằng các kế hoạch "tràn ngập lãnh thổ" và những cuộc hành quân "bình định" lấn chiếm vùng giải phóng, chồng chất muôn vàn tội ác đối với đồng bào ta.

Đánh giá đúng âm mưu của kẻ thù, Đảng ta nhận định rằng, bất kể trong tình huống nào, con đường giành thắng lợi của cách mạng miền Nam cũng phải là con đường bạo lực, kiên quyết dùng chiến tranh cách mạng đánh bại cuộc chiến tranh thực dân kiểu mới của Mỹ - Ngụy.

Sau hai năm 1973, 1974 và nhất là từ chiến thắng giải phòng toàn tỉnh Phước Long, cục diện chiến trường miền Nam đã thay đổi một cách căn bản, có lợi cho ta. Hội nghị Bộ Chính trị Trung ương Đảng, tháng 10-1974 và đầu năm 1975, đã kịp thời đánh giá đúng lực lượng so sánh giữa ta và địch, vạch rõ sự xuất hiện của thời cơ lịch sử và hạ quyết tâm chiến lược giải phóng hoàn toàn miền Nam, đánh bại hoàn toàn cuộc chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của Mỹ bằng cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt mùa Xuân năm 1975.

Ngày 10-3-1975 cuộc Tổng tiến công chiến lược và nổi dậy vĩ đại được mở đầu bằng trận đánh hết sức táo bạo, bất ngờ của quân ta vào thị xã Buôn Mê Thuột - một vị trí then chốt, hiểm yếu trong hệ thống phòng ngự của quân địch ở Tây Nguyên. Trận đánh trúng huyệt đó đã làm rung chuẩn toàn bộ Tây Nguyên và bắt đầu quá trình sụp đổ không thể cứu vãn nổi của ngụy quân và ngụy quyền Sài Gòn. Sau thất bại nặng nề và choáng váng đó, quân ngụy phải rút khỏi Kon Tum và Plây Cu ngày 24-3, cả vùng Tây Nguyên rộng lớn đã được hoàn toàn giải phóng.

Một cao trào tiến công và nổi dậy đã dâng lên mạnh mẽ ở các tỉnh ven biển miền Trung Trung Bộ. Các tỉnh thành được giải phóng với một nhịp độ dồn dập.

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 đã toàn thắng. Miền Nam nước ta đã hoàn toàn giải phóng. Trong 55 ngày đêm chiến đấu dồn dập và thần tốc, anh dũng và táo bạo, quân và dân ta đã đập tan hoàn toàn bộ máy chiến tranh khổng lồ và hiện đại của quân ngụy đông tới 1.351.000 tên, được xếp vào loại mạnh nhất ở Đông Nam Á, đã xóa bỏ hoàn toàn bộ máy ngụy quyền từ trung ương tới cơ sở mà Mỹ đã dày công gây dựng và nuôi dưỡng từ hơn hai chục năm nay. Chế độ thực dân mới đã hoàn toàn bị sụp đổ. Tổng tiến công và nỗi dậy mùa Xuân 1975 đã đập tan toàn bộ lực lượng quân sự địch.

Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 đã kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến lâu dài nhất, gian khổ nhất và vĩ đại nhất trong lịch sử dân tộc, chấm dứt vĩnh viễn ách thống trị kéo dài 117 năm của đế quốc xâm lược trên đất nước ta, làm cho Tổ quốc ta vĩnh viễn độc lập, thống nhất và đưa cả nước ta tiến lên chủ nghĩa xã hội. Dân tộc ta bước vào kỷ nguyên phát triển rực rỡ nhất trong lịch sử 4.000 năm của mình - kỷ nguyên Độc lập, Tự do và Chủ nghĩa xã hội.

Đối với đế quốc Mỹ, đây là một thất bại nặng nề nhất, nghiêm trọng nhất trong toàn bộ lịch sử 200 năm của nước Mỹ. Thất bại đó đã đánh dấu một thời kỳ suy sụp mới, toàn diện của chủ nghĩa đế quốc Mỹ - "Thời kỳ sau Việt Nam" và khẳng định sự phá sản không tránh khỏi của chủ nghĩa thực dân kiểu mới.

Thắng lợi vĩ đại của dân tộc ta là một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính chất thời đại sâu sắc. Thắng lợi đó đã mở ra một thời kỳ mới vô cùng thuận lợi cho phong trào cách mạng thế giới, càng thúc đẩy mạnh mẽ thế tiến công chiến lược của ba dòng thác cách mạng.

Thắng lợi của Việt Nam một lần nữa làm sáng tỏ chân lý vĩ đại: "Trong thời đại ngày nay, khi các lực lượng cách mạng thế giới ở thế tiến công, một dân tộc nước không rộng, người không đông, song đoàn kết chặt chẽ và đấu tranh kiên quyết dưới sự lãnh đạo của một đảng Mác-Lê-nin có đường lối và phương pháp cách mạng đúng đắn, giương cao hai ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, được sự đồng tình ủng hộ và giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa, các lực lượng cách mạng và nhân dân tiến bộ trên thế giới, thì hoàn toàn có thể đánh thắng mọi thế lực đế quốc xâm lược, dù đó là tên đế quốc đầu sỏ" (nghị quyết Đại hội lần thứ IV của Đảng cộng sản Việt Nam).

 

Nguồn: www.lichsuvietnam.vn

THANH NIÊN VỚI PHÁP LUẬT

TOÀN BỘ MỨC PHẠT VI PHẠM NỒNG ĐỘ CỒN Ô TÔ - XE MÁY (MỚI NHẤT)

 

Vi phạm về nồng độ cồn trong máu khi điều khiển phương tiện giao thông là một trong những lỗi phổ biến và nguy hiểm nhất hiện nay đối với người tham gia giao thông. Căn cứ tỷ lệ nồng độ cồn, người vi phạm sẽ bị áp dụng mức phạt tương ứng cho hành vi vi phạm. Dưới đây là toàn bộ mức phạt vi phạm nồng độ cồn áp dụng đối với ô tô - xe máy theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

STT

Nồng độ cồn vi phạm

Mức phạt

Xe máy

Ô tô

1

Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở

- Phạt tiền từ 2 triệu đồng - 3 triệu đồng.

- Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng.

- Phạt tiền từ 6 triệu đồng - 8 triệu đồng.

- Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng.

2

Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở

- Phạt tiền từ 4triệu đồng - 5 triệu đồng.

- Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng.

- Phạt tiền từ 16 triệu đồng - 18 triệu đồng.

- Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng.

3

Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở

- Phạt tiền từ 6 triệu đồng - 8 triệu đồng.

- Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.

- Phạt tiền từ 30 triệu đồng - 40 triệu đồng.

- Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.

4

Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ

Căn cứ pháp lýNghị định 100/2019/NĐ-CP

 

 

 

NHỮNG CÔNG VIỆC NGƯỜI TỪ ĐỦ 15 ĐẾN CHƯA ĐỦ 18 TUỔI CÓ THỂ LÀM THÊM GIỜ

 

Vừa qua, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư 09/2020/TT-BLĐTBXH về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động chưa thành niên, có hiệu lực thi hành từ 15/3/2021.

alt

Những công việc người từ đủ 15 đến chưa đủ 18 tuổi có thể làm thêm giờ (Ảnh minh họa)

 

Theo đó, ban hành kèm theo Thông tư 09/2020/TT-BLĐTBXH là Danh mục các nghề, công việc người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể được làm thêm giờ tại Phục lục V, cụ thể các nghề, công việc này gồm:

(1) Biểu diễn nghệ thuật.

(2) Vận động viên thể thao.

(3) Viết văn, viết báo.

(4) Lập trình phần mềm.

(5) Các nghề truyền thống: chấm men gốm; làm giấy dó; làm nón lá; se nhang; chấm nón; dệt chiếu; làm trống; dệt thổ cẩm; thêu thổ cẩm; làm bún gạo; làm miến; làm giá đỗ; làm bánh đa; dệt tơ tằm; se sợi hoa sen.

(6) Các nghề thủ công mỹ nghệ: thêu ren; mộc mỹ nghệ; làm lược sừng; làm tranh dân gian (tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống...); nặn tò he; làm tranh khắc gỗ, biểu tranh lụa; nhặt vỏ sò, điệp... để gắn trên tranh mỹ nghệ; xâu chuỗi tràng hạt kết cườm; làm rối búp bê; làm thiếp mừng các sản phẩm từ giấy nghệ thuật trang trí trên thiếp mừng; làm khung tranh mô hình giấy, hộp giấy, túi giấy.

(7) Đan lát, làm các đồ gia dụng, đồ thủ công mỹ nghệ từ nguyên liệu tự nhiên như: mây, tre, nứa, dừa, chuối, bèo lục bình, đay, cói, quế, guột, đót, lá nón.

(8) Gói nem, gói kẹo, gói bánh (trừ trường hợp vận hành hoặc sử dụng các máy, thiết bị, dụng cụ đóng gói).

(9) Cắt chỉ, đơm nút, thùa khuyết, đóng gói vào hộp các sản phẩm dệt thủ công.

(10) Đưa tin, thư bưu phẩm, bưu kiện; đóng gói bưu phẩm.

(11) Bán hàng tận nhà; bán hàng qua điện thoại; bán hàng trực tuyến.

(12) Đánh giày; chế biến, bán hàng thực phẩm trên hè phố.

(13) Gia sư; quét dọn, giúp việc trong các gia đình; phụ giúp vệ sinh nhà cửa.

(14) Bảo vệ, trông xe các cơ quan, doanh nghiệp, nhà hàng.

(15) Thu tiền từ máy bán hàng tự động, ghi số từ các đồng hồ; thu ngân, bán hàng trong siêu thị.

(16) Công việc trong nhà hàng, quán ăn, quán cà phê: lễ tân, pha chế đồ uống, phụ bàn, phụ bếp, đầu bếp, tạp vụ.

(17) Công việc văn phòng: photo, đánh máy, trực điện thoại.

(18) Dịch vụ bán hàng: quần áo, giày dép, sách báo, tạp hóa.

(19) Sơ chế nông sản: phân loại, gọt vỏ, bóc vỏ, tách nhân, đóng gói.

(20) Làm cỏ vườn rau sạch; thu hoạch rau, củ, quả sạch theo mùa.

(21) Nuôi gia súc, gia cầm, nuôi giun, dế, côn trùng không độc hại, nguy hiểm.

Bên cạnh đó, người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi cũng có thể được làm ban đêm đối với 02 nghề, công việc sau:

(1) Biểu diễn nghệ thuật.

(2) Vận động viên thể thao.

 

Cùng chuyên mục
Liên kết website