HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC,
PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
BÁC CÒN KHỎE BÁC CÒN ĐI ĐƯỢC
Có một số người có ngôi cao, chức cả, sống trong sự trọng vọng, chiều chuộng của mọi người, thường xuyên được hưởng sự ưu đãi đặc biệt, lâu dần cũng quen đi mà không hề biết rằng mình đã nhiễm phải thói đặc quyền, đặc lợi.
Suốt đời tâm niệm là người công bộc của nhân dân, lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ, Bác Hồ của chúng ta luôn luôn hoà mình vào cuộc sống chung của đồng bào, đồng chí, không nhận bất cứ một sự ưu tiên nào người khác dành cho mình.
Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, nhiều nhân sĩ, trí thức cao tuổi theo Bác lên Việt Bắc, đi kháng chiến, đèo cao, suối sâu, đường bùn lầy, nhiều vị phải nằm cáng. Anh em phục vụ lo Bác mệt cũng đề nghị Bác lên cáng, Bác gạt đi: Bác còn khoẻ, còn đi được, các chú có nhiệm vụ đưa Bác đi như thế này là tốt rồi.
Cuối năm 1961, Bác về thăm xã Vĩnh Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An, một xã có phong trào trồng cây tốt. Tại một ngọn đồi thấp, Bác đứng nói chuyện với nhân dân trong xã. Trời đã gần trưa, tuy đã sang đông mà nắng còn gay gắt. Nhìn Bác đứng giữa nắng trưa, ai cũng băn khoăn. Đồng chí chủ tịch huyện cho tìm mượn được chiếc ô, định giương lên che nắng cho Bác, thì Bác quay lại hỏi:
– Thế chú có đủ ô che cho tất cả đồng bào không? Thôi, cất đi, Bác có phải là vua đâu?
Một lần, trong bữa ăn, đồng chí phục vụ dọn lên cho Bác một đĩa cá anh vũ, một loại cá sông quý hiếm thường chỉ có ở khúc sông Hồng đoạn Bạch Hạc – Việt Trì. Nhìn đĩa cá biết ngay là của hiếm, Bác khen và bảo:
– Cá ngon quá, thế mà chú Tô (tức đồng chí Phạm Văn Đồng) lại đi vắng. Thôi, các chú để đến chiều đồng chí Tô về cùng thưởng thức.
Miếng ngon không bao giờ Bác chịu ăn một mình. Chia sẻ ngọt bùi là thế, tưởng chuyện cũng sẽ qua đi. Nhưng đến bữa sau, trong mâm cơm lại có món cá hôm trước. Nhìn đĩa cá, Bác hiểu ngay và tỏ ra không bằng lòng.
– Bác có phải là vua đâu mà phải cung với tiến!
Rồi Người kiên quyết bắt mang đi không ăn nữa. Như Bác đã từng nói, ở đời ai chẳng thích ăn ngon, mặc đẹp, nhưng nếu miếng ngon đó lại đánh đổi bằng sự mệt nhọc, phiền hà của người khác thì Bác đâu có chấp nhận.
Những anh em công tác trong Phủ Chủ tịch hàng ngày vẫn thường đi lại bằng xe đạp, thỉnh thoảng có gặp Bác đi bộ. Nhìn thấy Bác, mọi người đều xuống dắt xe cho Bác đi qua rồi mới lên xe đi tiếp. Thấy vậy, Bác thường khoát tay ra hiệu bảo anh em cứ đi tiếp, không cần xuống xe. Nhưng ai có thể cho phép mình ngồi trên xe khi Bác đi bộ. Một lần, Bác gọi đồng chí vừa xuống dắt xe lại gần và bảo:
– Các chú có công việc của mình nên cứ tiếp tục đạp xe mà đi. Bác đâu có phải là cái đền có biển “hạ mã” ở trước để ai đi qua cũng phải xuống xe, xuống ngựa?
Theo lời kể của các đồng chí từng được sống gần Bác, qua các tư liệu còn lưu giữ được, qua những câu chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, chúng ta thấy rõ sự giản dị của Bác trong ăn mặc sinh hoạt hàng ngày. Bữa ăn của Bác luôn bình dị và tiết kiệm, thường là các món dân tộc như tương, cà, cá kho, canh cua… và phải ăn cho hết, không được để lãng phí. Nếu biết không thể ăn hết, Người thường san ra trước khi ăn để phần người khác dùng hoặc để lại cho bữa sau. Đặc biệt, sau các bữa ăn, Người thường tự mình sắp xếp gọn gàng bát đĩa trên bàn để các đồng chí phục vụ khi thu dọn đỡ vất vả.
Bác Hồ sống quên mình, không nghĩ đến mình mà lại trở thành sống mãi.
Nguồn: https://baophapluat.vn/dan-sinh/nhung-cau-chuyen-cam-dong-ve-bac-ho-517221.html
SỔ TAY NGHIỆP VỤ
Trong tài liệu sinh hoạt chi Đoàn số tháng 02 năm 2021, chúng tôi xin gửi đến các bạn đoàn viên thanh niên, tổ chức Đoàn trên địa bàn tỉnh Hướng dẫn Tổ chức sinh hoạt chi đoàn chủ điểm kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2021) với chủ đề “Tự hào Đoàn TNCS Hồ Chí Minh”:
Nhằm tạo đợt sinh hoạt chính trị trong toàn Đoàn, giúp đoàn viên nhận thức sâu sắc hơn về truyền thống vẻ vang của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh qua 90 năm rèn luyện, trưởng thành, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn hướng dẫn tổ chức sinh hoạt chi đoàn chủ điểm với chủ đề “Tự hào Đoàn TNCS Hồ Chí Minh”
* Chủ điểm tháng 02 năm 2021 “Tuổi trẻ Việt Nam sắt son niềm tin với Đảng”
- Tuyên truyền, giáo dục đoàn viên thanh niên về truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc; truyền thống lịch sử vẻ vang của Đảng nhân kỷ niệm 91 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2021). Tuyên truyền về quá trình Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Sự quan tâm, chăm lo của Đảng và Nhà nước đối với Đoàn và thế hệ trẻ.
- Thông tin về kết quả Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và các hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân Tân Sửu 2021.
- Đẩy mạnh tuyên truyền, bồi dưỡng, tạo nguồn phát triển đảng viên cho Đảng; tổ chức bình chọn đoàn viên ưu tú trao cho cấp ủy Đảng.
- Tuyên truyền, giới thiệu về Đoàn cho thanh niên; tổ chức bồi dưỡng, giáo dục, rèn luyện và kết nạp “Lớp đoàn viên 90 năm thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh”.
- Tổ chức cho đoàn viên tham gia cuộc thi tìm hiểu truyền thống 90 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; hành trình “Tự hào tuổi trẻ Việt Nam” đến với 90 địa chỉ đỏ gắn với tổ chức Đoàn trên cả nước.
THEO DÒNG LỊCH SỬ
TUỔI TRẺ PHÁP LUẬT
06 quyền lợi của lao động nữ mang thai
Pháp luật luôn dành cho lao động nữ, đặc biệt là lao động nữ mang thai những đặc quyền nhất định. Vậy theo Bộ luật Lao động 2019 hiện nay, quyền lợi của lao dộng nữ mang thai được quy định như thế nào?
8 trường hợp khám chữa bệnh BHYT đúng tuyến từ 2021
Ngày 31/12/2020, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 30/2020/TT-BYT hướng dẫn Nghị định 146/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật bảo hiểm y tế . Tại Thông tư này quy định 08 trường hợp được xem là khám chữa bệnh BHYT đúng tuyến từ 01/3/2021 gồm:
10 hành vi vi phạm giao thông phổ biến
Theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP, 10 hành vi vi phạm giao thông người dân dễ mắc phải trong dịp Tết Nguyên đán 2021 sắp tới và mức phạt tương ứng như sau:
Stt |
Hành vi vi phạm |
Ô tô |
Xe máy |
1 |
“Quên mang” Giấy đăng ký xe; "quên mang" Giấy phép lái xe |
200.000 - 400.000 đồng |
100.000 - 200.000 đồng |
2 |
Không có Giấy phép lái xe |
4 triệu – 6 triệu đồng |
- Có dung tích xi lanh dưới 175 cm3: 800.000 đồng – 1,2 triệu đồng - Có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên: 3 triệu – 4 triệu đồng |
3 |
Vượt đèn vàng, đèn đỏ |
3 triệu – 5 triệu đồng |
600.000 – 1 triệu đồng |
4 |
Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở |
6 triệu – 8 triệu đồng |
2 triệu – 3 triệu đồng |
Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. |
16 triệu – 18 triệu đồng |
4 triệu – 5 triệu đồng |
|
Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở; |
30 triệu – 40 triệu đồng |
6 triệu – 8 triệu đồng |
|
5 |
Xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h |
800.000 – 1 triệu đồng |
200.000 – 300.000 đồng |
Xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h. |
3 triệu – 5 triệu đồng |
600.000 – 1 triệu đồng |
|
Xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h đến 35 km/h |
6 triệu – 8 triệu đồng |
4 triệu – 5 triệu đồng (xe chạy quá tốc độ quy định trên 20km/h) |
|
Xe chạy quá tốc độ quy định trên 35 km/h |
10 triệu – 12 triệu đồng |
||
6 |
Đua xe trái phép, cổ vũ đua xe trái phép |
8 triệu – 10 triệu đồng |
7 triệu – 8 triệu đồng |
7 |
Dùng tay sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển xe chạy trên đường |
1 triệu – 2 triệu |
600.000 – 1 triệu đồng |
8 |
Đỗ, để xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô ở hè phố trái quy định của pháp luật |
800.000 – 1 triệu đồng |
200.000 – 300.000 đồng |
Điều khiển xe ô tô đi trên hè phố, trừ trường hợp điều khiển xe đi qua hè phố để vào nhà |
3 triệu – 5 triệu đồng |
400.000 – 600.000 đồng |
|
9 |
Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình |
3 triệu – 5 triệu đồng |
400.000 – 600.000 |
Đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” |
3 triệu – 5 triệu đồng |
1 triệu – 2 triệu đồng |
|
Đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông |
10 triệu – 12 triệu đồng |
4 triệu – 5 triệu đồng |
|
10 |
Quên xi nhan khi chuyển làn đường |
400.000 – 600.000 đồng |
100.000 – 200.000 đồng |
Quên xi nhan khi chuyển hướng |
800.000 – 1 triệu đồng |
400.000 – 600.000 đồng |
Từ 01/3/2021, xe máy điện bắt buộc phải mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự
Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định 03/2021/NĐ-CP về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Theo đó, một trong những nội dung quan trọng tại Nghị định này là xe máy điện bắt buộc phải mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự.
Trước đây, Thông tư 22/2016/TT-BTC (căn cứ vào Nghị định 103/2008/NĐ-CP) quy định:
Chủ xe cơ giới tham gia giao thông trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải tham gia bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới theo quy định tại Thông tư này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Mà “xe cơ giới” theo Thông tư 22 chỉ bao gồm: xe ô tô, máy kéo, xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào mục đích an ninh, quốc phòng (kể cả rơ-moóc và sơ mi rơ-moóc được kéo bởi xe ô tô hoặc máy kéo), xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy và các loại xe cơ giới tương tự (kể cả xe cơ giới dùng cho người tàn tật) có tham gia giao thông. Trong khi đó, định nghĩa về “xe cơ giới” tại Luật giao thông đường bộ 2008 lại có phạm vi rộng hơn khi bao gồm cả xe máy điện.
Đến ngày 15/01/2021, Chính phủ lại ban hành Nghị định 03/2021/NĐ-CP quy định về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, thay thế Nghị định 103/2008/NĐ-CP. Một trong những nội dung đáng chú ý tại Nghị định 03 là bổ sung thêm "xe máy điện" vào định nghĩa về "xe cơ giới" tại điểm a khoản 2 Điều 3. Quy định này hoàn toàn đồng bộ với quy định của Luật giao thông đường bộ 2008. Cụ thể:
Điều 3. Giải thích từ ngữ
...
2. Xe cơ giới bao gồm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và xe máy chuyên dùng, trong đó:
a) Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe có kết cấu tương tự theo quy định của Luật Giao thông đường bộ.
b) Xe máy chuyên dùng gồm xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật Giao thông đường bộ.
Bên cạnh đó, dựa vào quy định tại điểm d khoản 2 Điều 58 Luật giao thông đường bộ 2008 thì giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới là 01 trong 04 loại giấy tờ mà người lái xe bắt buộc phải mang theo khi tham gia giao thông, nghĩa là chủ xe cơ giới bắt buộc phải tham giao loại hình bảo hiểm này. Do đó, sắp tới, xe máy điện cũng là đối tượng bắt buộc phải tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự.
Theo khoản 2 Điều 4 Thông tư 04/2021/TT-BTC, mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về tài sản do xe mô tô hai bánh (bao gồm cả xe máy điện); xe mô tô ba bánh; xe gắn máy và các loại xe tương tự gây ra là 50 triệu đồng/1 vụ tai nạn; còn mức trách nhiệm bảo hiểm với thiệt hại về sức khỏe, tính mạng do xe cơ giới gây ra, Thông tư 04 đã tăng lên 150 triệu đồng/người/vụ tai nạn (hiện hành đang quy định là 100 triệu đồng/người/vụ tai nạn).
Cũng theo quy định tại Thông tư này, phí bảo hiểm đối với xe máy điện là 55.000 đồng, bằng với phí bảo hiểm đối với các loại xe máy xăng dưới 50cc.
Như vậy, từ ngày 01/3/2021, khi Nghị định 03/2021/NĐ-CP chính thức có hiệu lực thì xe máy điện bắt buộc phải mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.