TÀI LIỆU SINH HOẠT CHI ĐOÀN THÁNG 1/2021

Thứ Hai, 04/01/2021

TÀI LIỆU SINH HOẠT CHI ĐOÀN

Tháng 01/2021

Lưu hành nội bộ

“Tôi-người đoàn viên TNCS Hồ Chí Minh”

CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI ĐẢNG TOÀN QUỐC LẦN THỨ XIII



HỌC TẬP VÀ LÀM THEO  TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH  

  Bác Hồ với mùa Xuân thành lập Đảng

 

Biết bao mùa xuân đã trôi qua, nhưng một mùa xuân thực sự, một mùa xuân khởi đầu, đặt nền móng cho hạnh phúc của chúng ta hôm nay lại chính là mùa xuân thành lập Đảng năm 1930, có thể nói đó là mùa Xuân lịch sử của Chủ tịch Hồ Chí Minh và cũng là mùa Xuân lịch sử của cách mạng Việt Nam.

Mùa Xuân Canh Ngọ 1930, nhận được liên lạc của Quốc tế cộng sản, trước tình hình những người cộng sản ở Việt Nam đang chia rẽ nội bộ sau khi thành lập ba tổ chức cộng sản đầu tiên, Bác Hồ của chúng ta từ một vùng quê ở Thái Lan, đáp xe lửa đi Băng Cốc, rồi đi tàu thuỷ đến Sing-ga-po. Tại đây, Người chuyển sang một con tàu khác đi Hồng Kông. Ngồi trên tàu, qua cánh cửa, Bác được nhìn thấy bờ biển Tổ quốc thấp thoáng nơi chân trời. Nỗi nhớ nước, thương nhà làm tim Người thắt lại! Nỗi đau riêng của gia đình (cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh ra Người đã qua đời) hoà trong nỗi đau chung của cả một dân tộc. Bác nghĩ đến những đêm dài nô lệ, biết bao sĩ phu yêu nước đã tập hợp Nhân dân, giương cao ngọn cờ chống giặc ngoại xâm. Nhưng những cuộc nổi dậy ấy đều bị dìm trong biển máu. Và trách nhiệm lịch sử nặng nề ấy đã đặt lên vai những người cộng sản. Ba tổ chức cộng sản ở Bắc, Trung, Nam được thành lập. Song yêu cầu bức thiết của cách mạng Việt Nam lúc này là phải có một Đảng thống nhất trong nước. Các đồng chí Hồ Tùng Mậu và Lê Hồng Sơn đã bí mật ra tận cảng biển để đón Bác.

 

Sau khi bàn bạc với các đồng chí của mình, liên lạc với các đồng chí quen biết cũ của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Bác quyết định tổ chức Hội nghị hợp nhất các Đảng Cộng sản ở Việt Nam vào đúng dịp Tết Nguyên đán. Ở Việt Nam và Trung Quốc, Tết Nguyên đán là ngày hội cổ truyền, thường kéo dài hàng tuần, người đi lại rất đông. Chính trong dịp này, những đại biểu tham dự Hội nghị có thể đi khỏi đất nước mà không ai để ý. Hội nghị họp từ ngày 6/01 đến ngày 07/02/1930 tại Cửu Long (Trung Quốc) thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Thế là kể từ ngày rời bến Nhà Rồng năm 1911, ước mơ thiêng liêng của Người nay đã thành sự thật. Ngày cuối cùng của Hội nghị, Bác tổ chức một bữa cơm nhỏ ngay tại phòng ở của mình. Khi các đại biểu đã ngồi xung quanh bàn. Người xúc động nói: “Các đồng chí! Hôm nay là ngày lịch sử của chúng ta. Lênin vĩ đại đã nói: Chỉ Đảng nào có được một lý luận tiên phong, mới có khả năng làm tròn vai trò chiến sĩ tiên phong. Bây giờ chúng ta đã có một Đảng như thế rồi - Đảng của giai cấp công nhân Việt Nam. Nhân dân ta từ xưa đã có truyền thống đấu tranh anh dũng, nhưng suốt những năm ấy Nhân dân ta lại thiếu người cầm lái sáng suốt. Giờ đây, Đảng của chúng ta phải gánh lấy vai trò này và tôi tin rằng Đảng ta sẽ dẫn dắt Nhân dân ta đến thắng lợi trong cuộc đấu tranh giành Độc lập, Tự do cho Tổ quốc thân yêu”. Thế là mơ ước thiêng liêng và mục tiêu cao cả, mà gần hai mươi năm qua, kể từ khi Người ra đi từ bến Nhà Rồng để tìm đường cứu nước, nay đã trở thành sự thật. Cách mạng Việt Nam từ nay đã có một đội quân tiên phong đoàn kết chiến đấu.

Trong suốt những năm tháng lãnh đạo Nhân dân ta làm cách mạng, Đảng ta luôn luôn làm theo lời Bác, luôn gắn bó máu thịt với Nhân dân, đoàn kết Nhân dân thành một khối vững chắc để đánh giặc giữ nước và xây dựng nước nhà. Đảng ta luôn coi ý kiến, nguyện vọng của Nhân dân là nguồn gốc hình thành đường lối đổi mới của Đảng.

st

 THEO DÒNG LỊCH SỬ

 

- 06/01/1946: Ngày Tổng tuyển cử bầu Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

- 09/01/1950: Ngày truyền thống học sinh, sinh viên.

- 27/01/1973: Ngày Ký hiệp định Paris.

- 29/01/1258: Ngày chiến thắng Nguyên-Mông lần thứ nhất.

- 03/02/1930: Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

- 07/02/1418: Ngày Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa Lam Sơn.

- 15/02/1943: Ngày mất anh Kim Đồng- Người đội viên đầu tiên của Đội Nhi đồng cứu quốc (tiền thân của Đội TNTP Hồ Chí Minh).

- 27/02/1955: Ngày Thầy thuốc Việt Nam.

 

09/01/1950: NGÀY TRUYỀN THỐNG HỌC SINH, SINH VIÊN

 

Hơn nửa thế kỷ qua, dưới ngọn cờ của Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, phong trào học sinh, sinh viên và tổ chức Hội sinh viên Việt Nam đã có những cống hiến xuất sắc và trưởng thành vượt bậc qua các thời kỳ lịch sử cách mạng, là niềm tự hào của thế hệ học sinh, sinh viên ngày nay. 

Lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường sau Cách mạng Tháng Tám 1945: … Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được vẻ vang sánh vai các cường quốc năm châu hay không chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em… và các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về giáo dục và đào tạo đã cổ vũ học sinh, sinh viên nước ta thi đua học tập tốt, rèn luyện tốt và tình nguyện chung sức cùng cộng đồng.

Trong giai đoạn 1925-1945, được đồng chí Nguyễn Ái Quốc giác ngộ, các tổ chức học sinh, sinh viên yêu nước lần lượt ra đời, như: Tổ chức Học sinh Đoàn, Đội Ngô Quyền, Tổng Hội Sinh viên đã lãnh đạo phong trào đấu tranh của học sinh, sinh viên dưới ngọn cờ của Đảng và Bác Hồ kính yêu. Tự hào đối với các thế hệ học sinh, sinh viên là việc thành lập chi bộ Đảng đầu tiên, thành lập và hợp nhất các tổ chức Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng Sản Đảng và Đông Dương Cộng sản Liên Đoàn và các chi bộ Đoàn, tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản mà hầu hết đảng viên, đoàn viên đều là những đồng chí xuất thân từ học sinh, sinh viên, như: Trần Phú, Ngô Gia Tự, Nguyễn Đức Cảnh, Trịnh Đình Cửu, Nguyễn Thị Minh Khai, Lý Tự Trọng… 

Ngày 28/01/1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc bí mật về nước để cùng Trung ương Đảng trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam. Được sự chỉ đạo trực tiếp của Đảng, cuộc vận động hình thành Tổng Hội Sinh viên hoạt động công khai nhằm liên kết lực lượng sinh viên yêu nước, có cảm tình với cách mạng. Cùng với sự phát triển của phong trào sinh viên, phong trào học sinh các trường trung học ngoài Bắc, trong Nam cũng phát triển ngày càng mạnh bởi được ảnh hưởng của cuộc đấu tranh chung do Mặt trận Việt Minh và các Đoàn thể cứu quốc hướng dẫn.

Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 của Nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại đã giành thắng lợi hoàn toàn. Đó là thành quả to lớn của cuộc đấu tranh lâu dài, đầy gian khổ, hy sinh, trong đó các tầng lớp thanh niên, học sinh, sinh viên có nhiều đóng góp xứng đáng, với biết bao tấm gương anh dũng, kiên cường đã được khắc ghi vào lịch sử dân tộc.

Sau cách mạng Tháng Tám, học sinh, sinh viên hăng hái học tập, rèn luyện và tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, xung kích thực hiện 3 nhiệm vụ lớn: Diệt giặc dốt, diệt giặc đói, diệt giặc ngoại xâm do Bác Hồ và Chính phủ đề ra. 

Từ năm 1947 đến 1949, ở Sài Gòn, Huế, Hà Nội đã thành lập Hội Học sinh kháng chiến, Đoàn sinh viên kháng chiến sau đó phát triển ra nhiều trường ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam; số lượng học sinh, sinh viên được kết nạp vào Đoàn và Đảng khá đông. Các hoạt động của học sinh, sinh viên kháng chiến ngày càng phong phú và đa dạng hơn. Với khẩu hiệu: “Tích cực cầm cự chuẩn bị chuyển mạnh sang tổng phản công” đã tiếp thêm sinh lực mới cho phong trào học sinh, sinh viên. Cuộc đấu tranh của học sinh đã lan ra cả Đông Dương. 

Ngày 09/11/1949, học sinh Huế bãi khoá. Phan Văn Giáo, Tổng trấn bù nhìn Trung bộ đã thẳng tay khủng bố. Học sinh, sinh viên quyết định bãi khoá để phản đối.

Ngày 22/11/1949, trong lúc tại Huế đang tranh đấu, học sinh Sài Gòn bí mật vận động kỷ niệm ngày Nam Kỳ khởi nghĩa và đề xướng hưởng ứng phản đối việc các nữ sinh Huế bị bắt, đồng thời yêu sách cải tổ chính sách giáo dục.

Các cuộc bãi khoá của học sinh, sinh viên Sài Gòn liên tiếp nổ ra, đưa ra các yêu sách: Chấm dứt khủng bố, đàn áp bắt bớ học sinh; trả tự do cho các học sinh bị bắt sau ngày chống bù nhìn Bảo Đại; bảo đảm an ninh và quyền lợi học tập của học sinh.

Giữa lúc ở Huế, Sài Gòn không khí tranh đấu đang sôi nổi, tại Hà Nội, học sinh cũng đang căm tức vì Pháp và bù nhìn bắt bớ một số anh chị em sau kỳ nghỉ học kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám. Học sinh Chu Văn An quyết định bãi khoá ngày 25/11/1949, trong các lớp trên tường la liệt khẩu hiệu. Toàn trường vang dậy những khẩu hiệu “học sinh bãi khoá”, “trả lại tự do cho bạn chúng ta”, “đả đảo bù nhìn”.

Ngày 09/01/1950, Đoàn Thanh niên cứu quốc và Đoàn học sinh Sài Gòn – Chợ Lớn đã vận động và tổ chức cho hơn 2.000 học sinh, sinh viên các trường cùng nhiều giáo viên và 7.000 Nhân dân Sài Gòn – Chợ Lớn biểu tình đòi đảm bảo an ninh cho học sinh, sinh viên học tập và trả tự do cho những học sinh, sinh viên bị bắt và mở lại trường học. Đoàn biểu tình đã bị đàn áp dã man. Cuộc đàn áp đẫm máu ngày 09/01/1950 và tinh thần chiến đấu hy sinh oanh liệt của anh Trần Văn Ơn làm dấy lên trong học sinh, sinh viên và Nhân dân Sài Gòn – Chợ Lớn lòng căm thù giặc và ý chí đấu tranh kiên quyết chống thực dân Pháp xâm lược và bè lũ tay sai.

Với sự kiện lịch sử đó, noi gương và ghi nhận tinh thần đấu tranh bất khuất của anh Trần Văn Ơn và học sinh, sinh viên trong những ngày đầu kháng chiến, Đại hội toàn quốc Liên đoàn thanh niên Việt Nam lần thứ nhất tháng 2 năm 1950 tại Việt Bắc đã quyết định lấy ngày 9 tháng 1 hàng năm làm Ngày truyền thống học sinh – sinh viên. Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ V (22-23/11/1993) tại Thủ đô Hà Nội đã quyết định đồng thời lấy ngày 9 tháng 1 làm Ngày truyền thống của Hội Sinh viên Việt Nam.

Nguồn: Kim Yến (Trang điện tử BQL Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh)


CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH MỚI 


Chúng tôi xin gửi đến các bạn đoàn viên thanh niên, các tổ chức Đoàn một số Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 1/2021

Tổ chức, hoạt động dược lâm sàng của cơ sở khám, chữa bệnh

Nghị định 131/2020/NĐ-CP ngày 02/11/2020 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động dược lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có hiệu lực từ ngày 01/01/2021.

Theo đó, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không tổ chức khoa dược vẫn phải tổ chức bộ phận dược lâm sàng để thực hiện các hoạt động dược lâm sàng phục vụ người bệnh ngoại trú có thẻ bảo hiểm y tế và người bệnh nội trú.

Quy định mới về tuổi nghỉ hưu

Nghị định 135/2020/NĐ-CP ban hành ngày 18/11/2020 của Chính phủ quy định về tuổi nghỉ hưu có hiệu lực từ ngày 1/1/2021. Theo đó, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường theo khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động được quy định cụ thể như sau: Kể từ ngày 1/1/2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028 và cứ mỗi năm tăng thêm 04 tháng đối với lao động nữ cho đến khi đủ 60 tuổi vào năm 2035.

Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy

Có hiệu lực từ ngày 10/01/2021, Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ban hành ngày 24/11/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy.

Trong đó, Nghị định quy định rõ về điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với: cơ sở, khu dân cư, hộ gia đình, phương tiện giao thông cơ giới.

Quy định mới về các trường hợp tinh giản biên chế

Có hiệu lực từ ngày 23/01/2021, Nghị định 143/2020/NĐ-CP ngày 10/12/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế và Nghị định số 113/2018/NĐ-CP ngày 31/8/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2014/NĐ-CP.

Trong đó, Nghị định 143/2020/NĐ-CP sửa đổi quy định về các trường hợp tinh giản biên chế đối với cán bộ, công chức, viên chức trong biên chế và cán bộ, công chức cấp xã hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp theo quy định của pháp luật.

Kéo dài thời hạn thực hiện hạng đất tính thuế sử dụng đất nông nghiệp

Nghị định 146/2020/NĐ-CP ban hành ngày 18/12/2020 sửa đổi, bổ sung Điều 5 Nghị định số 20/2011/NĐ-CP ngày 23/3/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 55/2010/QH12 ngày 24/11/2010 của Quốc hội về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp.

Theo đó, về hạng đất tính thuế, Nghị định 146 nêu rõ: Kéo dài thời hạn thực hiện hạng đất tính thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết ngày 31/12/2025 (quy định cũ đến ngày 31/12/2020) trên cơ sở hạng đất đã được quy định và thực hiện trong giai đoạn từ năm 2011 đến hết năm 2020.

Trường hợp địa phương được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh hạng đất tính thuế sử dụng đất nông nghiệp theo quy định thì thực hiện theo quy định đó đến hết ngày 31/12/2025.

Nghị định 146/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/1/2021.

Hướng dẫn đăng ký thuế

Thông tư 105/2020/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn về đăng ký thuế có hiệu lực thi hành từ ngày 17/01/2021.

Theo Thông tư, hồ sơ đăng ký thuế gồm: Hồ sơ đăng ký thuế lần đầu; hồ sơ thay đổi thông tin đăng ký thuế; thông báo tạm ngừng hoạt động, kinh doanh hoặc tiếp tục hoạt động trở lại sau khi tạm ngừng trước thời hạn; hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế; hồ sơ khôi phục mã số thuế được tiếp nhận.

Trường hợp hồ sơ đăng ký thuế gửi bằng đường bưu chính, công chức thuế đóng dấu tiếp nhận, ghi ngày nhận hồ sơ vào hồ sơ và ghi sổ văn thư của cơ quan thuế. Đối với hồ sơ đăng ký thuế điện tử, việc tiếp nhận hồ sơ được thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính về giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế.

Quy định mới trong tổ chức thi tuyển, xét tuyển công chức, viên chức

Thông tư 06/2020/TT-BNV của Bộ Nội vụ ban hành Quy chế tổ chức thi tuyển, xét tuyển công chức, viên chức, thi nâng ngạch công chức, thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức; nội quy thi tuyển, xét tuyển công chức, viên chức, thi nâng ngạch công chức, thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức có hiệu lực thi hành từ 20/01/2021.

Nguồn http://baochinhphu.vn/

KHỞI NGHIỆP LẬP NGHIỆP

 

Phát huy tính xung kích của thanh niên, nhất là trong phong trào thanh niên lập thân, lập nghiệp, đoàn viên thanh niên Bùi Văn Thượng (sinh năm 1991) thôn Sấm 1, xã Cúc Phương, Nho Quan đã từng bước khẳng định những nỗ lực của bản thân trong việc làm giàu trên mảnh đất quê hương từ mô hình trang trại tổng hợp.

 IMG 1355

Đoàn viên Bùi Văn Thượng chăm sóc đàn hươu trong trang trại của mình.

          Đứng trước thực trạng nhiều thanh niên chưa có việc làm hoặc đi lập nghiệp ở nơi khác, thanh niên Thượng luôn suy nghĩ mình phải chọn công việc gì để không những tạo việc làm, tăng thu nhập cho mình mà còn tạo việc làm, thu nhập cho thanh niên khác, đóng góp trực tiếp vào quá trình phát triển kinh tế của địa phương, khẳng định được sức trẻ. Chính vì vậy, được sự ủng hộ của gia đình, ngay từ khi còn rất trẻ, đoàn viên Bùi Văn Thượng đã quyết định ở lại địa phương làm giàu trên chính mảnh đất của mình.

          Với khát vọng làm giàu cho gia đình và quê hương, đất nước, Thượng đã chủ động tìm tòi, nghiên cứu và nhận thấy mô hình trang trại tổng hợp với nhiều hình thức chăn nuôi liên kết đang là xu hướng phát triển kinh tế và sẽ đem lại hiệu quả cao, Thượng đã mạnh dạn vay mượn vốn từ bố mẹ, anh em, bạn bè và bản thân dành dụm tiết kiệm đầu tư xây dựng mô hình trang trại tổng hợp. Mô hình kết hợp nuôi nhiều con nuôi có giá trị như hươu, hươu, dê, bò, ngan, gà…

          Bùi Văn Thượng cho biết: Khi mới bắt tay triển khai thực hiện mô hình trang trại tổng hợp, tôi cũng gặp rất nhiều khó khăn do thiếu vốn, thời tiết bất thường, cơ sở vật chất thiếu thốn, dụng cụ và kỹ năng kinh nghiệm còn hạn chế nên tôi đã chọn giải pháp quay vòng tái đầu tư, xây dựng mô hình từ nhỏ tới lớn. Tức là lợi nhuận sau mỗi vụ nuôi trồng tôi sử dụng để tái đầu tư và phát triển, mở rộng chăn nuôi sản xuất, theo phương châm làm tới đâu chắc đến đó.

          Ngoài ra, để giảm thiểu chi phí, Bùi Văn Thượng đã trực tiếp tham gia làm công đoạn trong mô hình, từ việc chăm sóc, đến khám, chữa bệnh cho vật nuôi...; chủ động học hỏi, tích lũy kinh nghiệm từ những chủ mô hình thành công, bên cạnh đó còn thường xuyên tìm hiểu, học tập kỹ thuật chăn nuôi hươu, hươu, gà, vịt qua hươuc kênh thông tin truyền thông để có thể áp dụng vào thực tiễn.

          Cùng với đó, Bùi Văn Thượng còn tiếp cận với doanh nghiệp để liên kết tìm đầu ra cho sản phẩm của trang trại, trong đó hươu được Bùi Văn Thượng chủ yếu xuất bán sang thị trường Nhật; được chủ đầu mối nhanh chóng thu mua...

          Qua 5 năm thực hiện, anh Bùi Văn Thượng hoàn toàn yên tâm về mô hình của mình, Bùi Văn Thượng tự tin cho biết: Đến nay mô hình đã đạt được mục tiêu đặt ra. Hiện nay, mô hình của anh có nuôi hơn 100 con hươu, hàng chục tấn hươu thịt, hàng trăm con dê, hươu giống... Anh đang có dự định tiếp tục đầu tư mở rộng quy mô trang trại. Mô hình kinh tế này mỗi năm đem lại thu nhập khoảng 300-400 triệu đồng. Ngoài ra, còn tạo việc làm cho 3 lao động thường xuyên và 5 lao động thời vụ.

          Bên cạnh việc tích cực tham gia phát triển kinh tế, đoàn viên Bùi Văn Thượng còn thường xuyên tham gia hươu hoạt động Đoàn, Hội tại địa phương. Bằng những kinh nghiệm có được trong quá trình làm kinh tế, anh luôn sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ những đoàn viên, thanh niên có khát vọng và ý tưởng làm giàu trên mảnh đất quê hương.

          Được biết, Bùi Văn Thượng đang ấp ủ mong muốn thành lập HTX hoặc tổ hợp tác do anh làm chủ để huy động sức trẻ của hươuc đoàn viên thanh niên khác trên địa bàn xã cùng chung sức phát triển kinh tế, làm giàu cho quê hương.

          Gặp chúng tôi, Bùi Văn Thượng phấn khởi cho biết: Một niềm vui trong năm 2020 là tôi được nằm trong danh sách khảo sát, hỗ trợ vay vốn của Tỉnh đoàn theo chương trình hỗ trợ thanh niên lập nghiệp, dự kiến tôi sẽ được vay 300 triệu đồng để phát triển mô hình. Tôi sẽ dùng số tiền này để mở rộng quy mô trang trại và mua giống con nuôi đặc sản.

 

Liên kết website