Đường liên kết: Hình ảnh thực tế ảo 360°di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh núi Dục Thuý
GIỚI THIỆU
DI TÍCH LỊCH SỬ VÀ DANH THẮNG NÚI DỤC THÚY (NON NƯỚC)
1. Giới thiệu
Núi Non Nước (tên cổ là Dục Thúy Sơn) thuộc địa bàn phường Thanh Bình, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình, Việt Nam, là một ngọn núi nhỏ nằm bên ngã ba sông Vân và sông Đáy. Núi là một tiền đồn nằm ở cửa ngõ phía đông thành phố Ninh Bình. Núi cao khoảng 25m, chiều nam bắc dài khoảng 40m, chiều đông tây ước 60m, lối lên đỉnh Non Nước qua 72 bậc gạch đá, chia làm 5 cấp. Đỉnh núi tương đối bằng phẳng, cây cối xanh mát, có Lầu đón gió (Nghinh Phong Các) rất thuận tiện nghỉ ngơi, giải trí cho khách tham quan. Núi Non Nước đã được xếp hạng là di tích lịch sử và thắng cảnh cấp quốc gia đặc biệt năm 2019. Cùng với núi Cá Voi, núi Cánh Diều và núi Kỳ Lân được mệnh danh là Tứ đại danh sơn - tức bốn ngọn núi nổi tiếng của thành phố Ninh Bình.
[1. Núi Non Nước là một ngọn núi đẹp ở Ninh Bình. Nơi đây không chỉ nổi tiếng là "cảnh tiên nơi cõi tục" mà còn còn mệnh danh là "bảo tàng thơ" với hơn 40 bài thơ của các danh nhân nhiều thời kỳ lịch sử được khắc trên vách núi]
[2. Núi Non Nước hay còn có tên gọi khác là Dục Thúy Sơn, là một ngọn núi nằm nghiêng mình bên ngã ba sông Đáy và sông Vân thuộc phường Thanh Bình, thành phố Ninh Bình. Năm 1962, núi Non Nước]
[3. Để đi lên được đỉnh Núi Non Nước, du khách sẽ phải đi qua 72 bậc đá, được chia làm 5 cấp. Những bậc đá trải qua nhiều thời kì phong hóa nên không còn được bằng phẳng]
[4. Nằm ở giữa đỉnh núi là Nghinh phong các (lầu đón gió), được xây dựng từ thế kỷ XIV, là nơi Trương Hán Siêu cùng các tao nhân mặc khách tọa đàm ngâm thơ. Bây giờ, lầu đón gió cũng là nơi để du khách dừng chân ngắm cảnh đẹp của thành phố từ trên cao.]
Dưới chân núi có Chùa Non Nước, Đền thờ Trương Hán Siêu. Trên vách núi vẫn còn lưu giữ khoảng hơn 40 bài thơ khắc trên đá của các vị vua, công hầu khanh tướng, các danh nhân, thi sĩ nổi tiếng như: Trương Hán Siêu, Lê Thánh Tông, Lê Hiến Tông, Thiệu Trị, Tự Đức, Phạm Sư Mạnh, Tản Đà… Trong đó, Trương Hán Siêu là người lưu bút tích một bài thơ khắc vào đá, cũng là bài thơ “đặt tên” cho ngọn núi này (Dục Thúy Sơn).
2. Lịch sử và sự kiện
Núi Non Nước nằm ở vị trí trọng yếu, án ngữ toàn bộ ngã ba sông Đáy, sông Vân, quốc lộ 10 và nhiều đường giao thông quan trọng, núi Non Nước là nơi ghi dấu nhiều sự kiện trọng đại của đất nước qua các giai đoạn lịch sử khác nhau.
[5. Hình ảnh Núi Non Nước]
Thời kỳ nhà nước Đại Cồ Việt, núi Non Nước là trạm tiền tiêu của kinh thành Hoa Lư. Sau đó, chính nơi đây lại chứng kiến cuộc chuyển giao quyền lực quan trọng trong lịch sử đất nước: từ bến Vân Sàng dưới chân núi, hoàng hậu nhà Đinh, Dương Vân Nga đã trao áo Long Bào cho tướng quân Lê Hoàn, thực hiện cuộc chuyển giao quyền lực từ triều đại nhà Đinh sang nhà Tiền Lê.
Trong kháng chiến chống thực dân, đế quốc, núi Non Nước là nơi để hiệu triệu tinh thần đấu tranh của nhân dân chống giặc ngoại xâm… Năm 1929, để tuyên truyền ảnh hưởng của Đảng, khích lệ tinh thần đấu tranh của quần chúng và kỷ niệm Cách mạng Tháng Mười Nga, chiến sỹ cách mạng trẻ tuổi Lương Văn Tụy (1914-1932) anh dũng xung phong nhận nhiệm vụ cắm cờ búa liềm trên núi Non Nước với dòng chữ “Ủng hộ Xô Nga, Xô Nga vạn tuế”. Sau sự kiện này, Lương Văn Tụy bị thực dân Pháp bắt giam và hy sinh năm 1932. Trong chiến dịch Quang Trung năm 1951, bộ đội Việt Minh tiến đánh quân Pháp ở đồn Hồi Hạc – núi Non Nước. Khi địch phản công chiến sỹ Giám Văn Khương đã nhảy từ đỉnh núi xuống dòng sông Đáy để rút lui.
[7, 8 [7, 8. Hiện nay, trên Núi Non Nước, vẫn còn rất nhiều lô cốt với vết tích bom đạn thời chiến được Pháp xây dựng nhằm kiểm soát tuyến giao thông đường bộ và đường thủy Nam - Bắc]
[9, 10. Ngoài ra, đây là một ngọn núi mang nhiều áng văn thơ hay nhất cổ nhất của nước ta với 40 bài khắc thạch của các danh nhân lịch sử của nước ta như: Lê Thánh Tông, Trương Hán Siêu, Cao Bá Quát… Quan sát trên các vách núi, du khách cũng dễ dàng tìm thấy hàng chục bài thơ được khắc trực tiếp vào núi]