Hai mươi năm lao động cật lực không ngừng nghỉ, anh Phạm Công Chất, người một thời khoác áo lính, giám đốc Công ty cổ phần Dịch vụ thương mại và du lịch Doanh Sinh đã biến thung lũng rậm rạp hoang vu, sình lầy thành một điểm du lịch sinh thái và tâm linh lý tưởng của tỉnh Ninh Bình.
Vườn chim Thung Nham.
Ngay lần gặp đầu tiên, Phạm Công Chất đã cho tôi ấn tượng về một người đầy ý chí, nghịlực, từng trải, thực tế mà không kém phần mơ mộng. Cứ nhìn đại bản doanh của anh tại Khu du lịch sinh thái Thung Nham thuộc xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư sẽ cảm nhận rõ điều đó.
Từ Quốc lộsố 1 cung đường thành phố Ninh Bình vào Tam Điệp rẽ tay phải khoảng 5km, Khu du lịch sinh thái Thung Nham hiển hiện hết sức kì thú.

Con đường nhỏ lát bê tông đủ để hai luồng xe xuôi ngược, uốn lượn giữa hai vách núi xanh mướt cây rừng men theo dòng suối trong vắt ẩn hiện giữa hoa cỏlau lách, Thung Nham "sơn thủy hữu tình" hiện ra không khác gì chốn bồng lai tiên cảnh.
Tôi đến Thung Nham vào tiết cuối hạ đầu thu nên được thưởng ngoạn vẻ đẹp mĩlệ nhất của nó. Vòm trời cao sáng với những áng mây trắng nõn bồng bềnh phản chiếu mặt hồ trong veo, gợn sóng lăn tăn êm ả. Mọi mệt nhọc lo toan thường ngày bỗng chốc tan biến. Con đường nhỏ mềm mại bao quanh Thung Nham được nối bằng những chiếc cầu vừa nguyên sơ vừa hiện đại, đủ để những tâm hồn yêu thiên nhiên cảm thấy hài lòng. ẩn hiện thấp thoáng giữa màu xanh cây lá là những "cây" nhà nhỏ xinh, mái lợp rơm rạ để du khách dừng chân hoặc nghỉqua đêm.
Ven đường hoa rừng, hoa nhà từng vạt rực rỡ tươi tắn tỏa hương dịu nhẹ. “Đại bản doanh” của Giám đốc Phạm Công Chấtđược xây dựng theo kiểu nhà sàn hiện đại, đầy đủ tiện nghi ở thế tựa lưng vào vách núi vững chãi mà thơ mộng. Phạm Công Chất cho biết du khách có thể ở lại nghỉ bao lâu cũng được. Thực phẩm sạch. Thực đơn hoàn toàn "tự cung tựcấp". Cá thả dưới hồ tự nhiên; lợn gà nuôi theo cách truyền thống; đặc biệt món rau rừng ở đây quả là có một không hai: rau màu xanh đặc trưng của thảo mộc, vị hơi đắng mà thanh, nước ngọt thơm như mùi thuốc bắc.
Thật có lỗi khi nói về Thung Nham mà không nhắc đến vườn chim. Từ đại bản doanh, du khách ngồi thuyền chèo tay lướt giữa đôi bờ um tùm cây cối khoảng hai trăm mét là đến vương quốc của các loài chim. Chiều muộn, chim bay về rợp trờiđỗ trắng xóa trên các ngọn cây. Ông giám đốc ngăn cấm triệt để nạn săn bắn nên chim bay về hội tụ ngày càng nhiều và rất dạn người. Hình như chúng biết và yên tâm rằng con người nơi đây có thể kết bạn được; rằng Thượng đế đã thực sự ban cho chúng đất lành.
Phạm Công Chất sinh ra và lớn lên ở xã Khánh Thiện, huyện Yên Khánh. Nhưng qua cách anh trò chuyện, tôi hiểu rằng Thung Nham đã gắn bó máu thịt với anh, rằng đây mới thực sự là ngôi nhà của anh, là nơi anh yêu thương và gắn bó đến hết đời.
Ngắm nhìn thung lũng trù phú xinh tươi thơ mộng với hồ nước mênh mông biếc xanh, được quy hoạch theo kiểu kết hợp kinh tế trang trại tổng hợp và du lịch sinh thái, ít ai hình dung ra cách đây hơn hai mươi năm nơi này là một thung lũng sình lầy, hoang vu rậm rạp rợn người. Lúc ấy chàng trai trẻ Phạm Công Chất sau khi giải ngũ, vừa học xong Đại học Kinh tế cùng một số người bạn có máu phiêu lưu rủ nhau vào Thung Nham săn thú rừng.
Chính cuộc phiêu du trong lòng thiên nhiên này mà Phạm Công Chất nảy ra ý tưởng biến cái thung lũng rậm rạp hoang vu sình lầy thành một khu du lịch sinh thái lý tưởng. Kiến thức đại học và những gì anh tự thu lượm có dịp được đem ra thi thố. Anh đến xã Ninh Hải xin đấu thầu khu Thung Nham. Anh mời các cụ bô lão trong làng đến họp, nêu ý tưởng và hỏi ý kiến, thực chất là tìm hiểu về vùngđất này, các cụ đều lắc đầu cho là anh điên. Vùng đất khỉ ho cò gáy không cóđường vào, bị xem như chốn rừng sâu nước độc, hoang vu tối tăm lâu nay chẳng ai buồn đặt chân, bỗng có kẻ hoang tưởng mơ đến xây lâu đài (!).
Có lẽ những năm tháng khoác áo lính đã tôi luyện cho Phạm Công Chất khảnăng chịu đựng gian khổ và đức tính kiên định. Hai bàn tay trắng, một mình anh vật lộn với bao khó khăn chồng chất, có lúc tưởng chừng không thể vượt qua. Ngay từ công việc đầu tiên phát quang bụi rậm, đắp đập, be bờ, làm đường, tạo hồ nước đã là một thử thách khắc nghiệt. Nhiều đêm nằm một mình giữa thung sâu heo hút rùng rợn, ngợp tiếng ếch nhái, côn trùng, chim chóc và thú hoang, lại bị muỗi đốt nhiều lên cơn sốt hầm hập, Phạm Công Chất nản quá toan bỏ cuộc.
Nhưng cái mô hình kinh tế mà anh hoạch định, anh tự nghĩ ra là kết hợp kinh tế trang trại tổng hợp với du lịch sinh thái đã neo chặt trong tâm trí anh.Điều chưa ai nghĩ ra, chưa ai làm, anh phải làm bằng được. Hình ảnh một Thung Nham thiên nhiên xinh tươi chan hòa ánh sáng, tiềm ẩn một sức sống tâm linh mãnh liệt luôn vời gọi anh. Thung Nham cần anh - người khai sơn phá thạch. Thung Nham chọn anh, anh không thể bỏ cuộc.
Nhìn Phạm Công Chất trầm ngâm, ánh mắt xa xăm tôi hiểu rằng anh sẽ còn tiếp tục tôn tạo, giữ gìn để Thung Nham thực sự là một quần thể tâm linh, một quần thể thiên nhiên tươi đẹp được nhiều người mến mộ. Bởi vì Thung Nham tin tưởng anh. Thung Nham đã chọn anh. Anh chính là người được chọn.
Theo: baoninhbinh.org.vn
- 23/01/2015 08:43 - Phát động Tết trồng cây - xuân 2015
- 19/01/2015 03:38 - Chương trình hoạt động Lễ đón Bằng của UNESCO ghi danh Quần thể danh thắng Tràng An là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới
- 06/01/2015 00:39 - Tổ chức theo nghi thức cấp Quốc gia Lễ đón Bằng của UNESCO ghi danh Quần thể Danh thắng Tràng An là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới
- 24/12/2014 03:45 - Những giá trị di sản văn hóa nổi bật của quần thể danh thắng Tràng An
- 27/11/2014 11:01 - Mời góp ý kiến đối với 5 mẫu Biểu trưng (logo) Di sản thế giới Quần thể Danh thắng Tràng An
- 23/10/2014 00:43 - 4 điểm du lịch hấp dẫn ở Ninh Bình
- 28/08/2014 08:56 - Có một vườn chim giữa lòng Tràng An
- 27/08/2014 01:37 - Thông báo Thể lệ Cuộc thi sáng tác Biểu trưng (logo) Di sản văn hóa thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An
- 14/08/2014 09:10 - Ninh Bình - điểm đến của nhiều du khách quốc tế
- 06/08/2014 01:35 - Tọa đàm công tác tuyên truyền quảng bá về năm du lịch quốc gia 2015-Thanh Hóa và di sản thế giới Tràng An-Ninh Bình